Nếu bạn là người thường xuyên xem tường thuật trực tiếp bóng đá thì chắc hẳn bạn đã biết giải Ngoại hạng Anh là giải đấu khắc nghiệt và hấp dẫn nhất hành tinh với sự cạnh tranh khốc liệt và những cổ động viên cuồng nhiệt. Và tất nhiên, đó cũng là giải đấu tiền bạc, nơi có sự tham gia cực kỳ rầm rộ của các tập đoàn, doanh nhân giàu có vào cuộc chơi bóng đá.
Trong kỳ này, mời quý độc giả cùng chúng tôi khám phá Top 10 ông chủ bóng đá giàu nhất Ngoại hạng Anh hiện nay:
10. Southampton
Năm 2017, sau khi chi hơn 270 triệu USD để sở hữu 80% cổ phần của Southampton, Tào Kế Thắng chính thức trở thành chủ sở hữu mới của đội bóng nước Anh. Theo Forbes, doanh nhân gốc Hoa có khối tài sản lên tới 4 tỷ USD.
9.Manchester United
Manchester United là một trong những đội bóng giàu truyền thống nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Với giá trị thương hiệu mạnh mẽ và sức hút khủng khiếp, MU được ví như con ngỗng đẻ trứng vàng, mang về nguồn thu nhập ổn định cho ông chủ – gia đình Glazer. Vì điều này, chính ông chủ đã bị CĐV United tẩy chay suốt 16 năm, nhà Glazer chỉ quan tâm đến tiền mà quên đi những giá trị cốt lõi của CLB. Theo Forbes, các ông chủ người Mỹ có khối tài sản trị giá 4,9 tỷ USD.
8. Leicester City
Chắc hẳn chúng ta đều nhớ đến kỳ tích do Leicester City tạo ra tại Premier League mùa giải 2015-2016. Đầu mùa giải, Leicester City chỉ được coi là một đội bóng yếu và phải vật lộn để trụ lại Premier League. 9 tháng sau, “Bầy cáo” bước lên bục nhận vinh dự cao nhất trong lịch sử đội bóng. Góp phần không nhỏ vào kỳ tích này là sự hỗ trợ của Tập đoàn King Power International. Tập đoàn Thái Lan hiện có tài sản 5,9 tỷ USD.
7.Tottenham
Tỷ phú Joe Lewis, người từng muốn mở một bến du thuyền sang trọng ở Đà Nẵng, có khối tài sản ước tính lên tới 6,2 tỷ bảng Anh. Cùng với Daniel Levy, họ đã biến Tottenham từ một đội bóng tầm trung thành một gã khổng lồ sẵn sàng thách thức các danh hiệu trong nửa thập kỷ qua.
6. Aston Villa
Năm 2018, ông Nassef Sawiris, tỷ phú giàu thứ hai Ai Cập, đã chi khoảng 39 triệu USD để mua phần lớn cổ phần của Aston Villa từ một doanh nhân Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1874, Aston Villa là một trong những câu lạc bộ lâu đời nhất, truyền thống nhất và thành công nhất nước Anh. Aston Villa vô địch cúp C1 (tiền thân của Champions League) năm 1982. Tuy nhiên, đó chỉ là những ngày huy hoàng của quá khứ, giờ đây họ chỉ là một đội bóng hạng trung của Premier League. Nasser Sawiris trị giá khoảng 9,2 tỷ USD, theo Bloomberg.
5. Arsenal
100% cổ phần của Arsenal thuộc sở hữu của doanh nhân Stan Kroenke, ông chủ của Arsenal. Trong những năm qua, Kroenke trở thành mục tiêu chỉ trích của CĐV Arsenal vì keo kiệt trong các khoản đầu tư và chỉ nghĩ đến lợi nhuận hơn là thành tích. Hiện tại, Stan Kroenke có khối tài sản trị giá 10 tỷ USD.
4.Chelsea
Ở vị trí thứ tư là Chelsea của ông trùm người Nga Roman Abramovich với khối tài sản 12,9 tỷ USD. Cho đến nay, Abramovich vẫn đầu tư đều đặn vào câu lạc bộ, thậm chí còn chuẩn bị bơm thêm tiền cho dự án xây dựng sân vận động mới, vốn bị trì hoãn khoảng 2 năm do ông bị cấm nhập cảnh vào Vương quốc Anh trong thời gian căng thẳng chính trị Anh-Nga.
3.Manchester City
Theo thống kê từ tạp chí Forbes, kể từ khi các ông chủ Ả Rập mua lại Manchester City, họ đã không ngừng vung tiền để nâng tầm CLB, giá trị của CLB đã được tăng gấp… 2000 lần. Năm 2008, Tập đoàn Abu Dhabi United (ADUG) đã chi 154 triệu bảng Anh để mua lại quyền sở hữu câu lạc bộ. Vào năm 2021, giá trị của đội đã tăng vọt lên gần 3 tỷ bảng Anh! Tập đoàn Abu Dhabi United có tài sản trị giá 22 tỷ USD.
2.Wolverhampton
Tập đoàn quốc tế Fosun, chủ sở hữu của Wolverhampton. Là một công ty đầu tư của Trung Quốc, tập đoàn này có tài sản lên tới 103,29 tỷ USD và lợi nhuận hàng năm khoảng 20,7 tỷ USD. Tài sản của Fosun International lớn gấp 4,6 lần ông chủ Man City và gấp 21 lần gia đình Glazer của Man United (4,9 tỷ USD). Fosun International, như đã đề cập, là một công ty đa ngành và đa quốc gia, vì vậy những con sói chỉ chiếm một phần nhỏ trong tài sản kiếm được của họ. Sở dĩ CLB này không đầu tư nhiều như Man City bởi họ không muốn dính vào luật tài chính của UEFA, nhưng có thể dùng tiền để giữ chân và mua thêm cầu thủ.
1.Newcastle
Newcastle đứng ở vị trí số 1. Thương vụ được Quỹ đầu tư công Saudi Arabia (PIF) mua lại đã đưa đội bóng ‘Gà’ trở thành ông chủ giàu nhất làng bóng đá thế giới khi tài sản của PIF ước tính lên tới 432 tỷ USD.