CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM

Để sầu riêng cho năng suất cao thì cách chăm sóc sầu riêng mới trồng rất quan trọng. Cây khỏe phải khỏe từ lúc trồng đến lúc kiến thiết thì sầu riêng giai đoạn kinh doanh mới nuôi được trái và đậu trái! Hãy cùng bài viết này bỏ túi kinh nghiệm chăm sóc sầu riêng ngay nhé!

Điều kiện quan trọng để cây sầu riêng phát triển tốt

Trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng non nói riêng, cách chăm sóc sầu riêng xanh và chăm sóc sầu riêng nói chung bà con cần lưu ý những điều kiện sau:

Khí hậu

Sầu riêng là loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, ưa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt là 24 – 30 độ C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm chậm sự phát triển của cây con sầu riêng. Độ ẩm trung bình thích hợp là 65 – 80%, lượng mưa hàng năm khoảng 1800 – 2000 mm.

Đất trồng sầu riêng

Loại đất thích hợp để cây sầu riêng phát triển là loại đất thoát nước tốt, tơi xốp, màu mỡ như đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt nhẹ. Độ pH thích hợp là 5 – 6.

CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM

Hướng dẫn cách chăm sóc sầu riêng mới trồng

Yêu cầu trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng mới trồng

Chăm sóc sầu riêng con khi mới trồng không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài 4-5 năm, đặc biệt, trong 3 năm đầu cây phát triển tương đối chậm. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh. Do giai đoạn này cây chưa thích nghi với điều kiện tự nhiên nên dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và sâu bệnh tấn công. Quá trình chăm sóc không tốt cây sẽ còi cọc, chậm phát triển.

Ngoài ra, trong quá trình trồng cây dưới đất, bà con cần lưu ý 2 điểm sau:

  • Khi bắt đầu phá bầu và đặt cây con vào hố trồng cần nén chặt đất xung quanh bầu, giúp cố định bầu.
  • Cắm cọc dọc thân cây và dùng dây thừng cố định thân cây vào cọc, tránh cho cây bị lung lay, xê dịch rễ.

Chống nắng, gió cho sầu riêng non

Lá của cây sầu riêng non mỏng và yếu ớt. Vào những ngày nắng nóng, cần che bớt lượng nắng để giúp lá không bị cháy nắng. Đồng thời, bộ rễ của cây lúc này chưa thực sự phát triển, dễ bị gió lay lay gây bật gốc, gãy cành. Vì vậy, khi áp dụng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng non bà con cũng nên chú ý cố định cây thật chặt.

Với khả năng cản gió khi chăm sóc sầu riêng non, bà con có thể trồng xen canh với các loại cây trồng khác như chuối, cam, cà phê,…. Việc xen canh này vừa giúp cản nắng, gió cho cây sầu riêng, vừa phát huy tối đa hiệu quả kinh tế từ vườn cây.

CÁCH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG

Bón phân và tưới nước cho sầu riêng non

Trong việc chăm sóc sầu riêng mới trồng, do bộ rễ còn yếu và rất nhạy cảm nên hạn chế bón phân vô cơ. Để đáp ứng dinh dưỡng cho cây con giai đoạn này, bà con có thể bón phân trùn quế hàng năm để làm đất tơi xốp, giàu mùn, giúp cây nhanh bén rễ.

Đồng thời, chế độ tưới tiêu đều đặn, vừa đủ ẩm cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tạo ra một lượng trùn quế dồi dào hoạt động mạnh trong đất.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra rễ khỏe lá xanh tốt

Chế độ dinh dưỡng

Với kỹ thuật chăm sóc sầu riêng mới trồng ưu tiên cây ra rễ khỏe, lá khỏe. Khi sầu riêng non đã thích nghi và phát triển ổn định, bà con có thể bón phân hữu cơ, vô cơ cho cây tùy theo nhu cầu, kinh tế và điều kiện đất đai.

Vô cơ : trong giai đoạn kiến thiết cây sầu riêng thường được bón phân NPK theo công thức 18-11-5. Bón phân 3-4 lần một năm. Mỗi lần bón 1,2 – 1,5kg trên một gốc.

Hữu cơ : bón phân trùn quế hoặc phân chuồng đã qua xử lý. Không bón phân tươi chưa hoai mục để hạn chế nấm bệnh tấn công cây sầu riêng.

  • Phân trùn quế: mỗi lần bón 5-6kg cho một gốc. Bón phân hai lần một năm. Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc tương đương với đường kính tán cây, rải phân trùn quế vào rãnh đã đào rồi lấp đất lại.
  • Phân chuồng: cần xử lý thối rữa để tiêu diệt mầm bệnh trước khi bón cho cây.

Mỗi lần bón có thể kết hợp cùng lúc cả phân hữu cơ và phân vô cơ để tiết kiệm chi phí phân bón và bổ sung định kỳ nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ bệnh ngứa, nấm, tuyến trùng hại rễ cây.

Tưới nước trong chăm sóc sầu riêng non

Cây sầu riêng không ưa nước đọng. Vì vậy trong kỹ thuật tưới sầu riêng non bà con cần chú ý tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa. Điều này tránh thối rễ và thúc đẩy sự phát triển của nấm.

ky-thuat-cham-soc-sau-rieng-con

Vào mùa nắng, bà con cần chú ý tủ kín xung quanh gốc, tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Tuyệt đối tránh để cây bị ngập úng hoặc quá khô hạn vì có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng baby.

Cắt tỉa cành, tạo dáng

Để cây sầu riêng có bộ tán to, khỏe thì việc tỉa cành, tạo tán trong quá trình chăm sóc sầu riêng non cũng rất quan trọng. Ngay từ năm thứ 2, thứ 3 bà con phải tỉa cành, tạo khung tán cho cây. Nguyên tắc đảm bảo là:

  • Tạo tán cân đối, tròn đều cho cây
  • Cắt bỏ cành yếu, cành bệnh, cành mọc sai hướng.
  • Giữ lại những cành khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, có khả năng cho nhiều trái.
  • Tỉa cành sao cho khoảng cách giữa các cành đều nhau, ánh nắng vẫn có thể xuyên tới gốc.
  • Cắt bỏ chồi non nếu cây mọc um tùm, giữ cây ở độ cao khoảng 5-6m để thuận lợi cho việc thu hoạch trái sau này.

Phòng và trị các loại sâu bệnh thường gặp trên sầu riêng non

Trong kỹ thuật chăm sóc sầu riêng baby, việc phòng bệnh là rất quan trọng. Cây con ở giai đoạn này thường dễ bị sâu bệnh. Nếu không phòng trừ kịp thời và áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng hiệu quả, triệt để, bệnh sẽ dễ lây lan và làm chết cây.

Vì vậy, trong quá trình chăm sóc sầu riêng baby, bà con cần chú ý nhận biết và phòng trừ các bệnh sau:

Sâu đục thân

Sâu đục thân là ấu trùng non của bọ xén tóc. Chúng thường sống trong các kẽ nứt của thân cây và làm gãy thân, cành cây sầu riêng. Với loại sâu bệnh này, bạn có thể áp dụng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng non như sau:

  • Phòng trừ: Xén tóc có thể bị bẫy bằng đèn hoặc dùng thiên địch. Thường xuyên kiểm tra cây xem có bị sâu đục thân không.
  • Cách xử lý: Nếu phát hiện cây có sâu đục thân thì bơm thuốc trừ sâu vào các lỗ để tiêu diệt ấu trùng bên trong.

ky-thuat-cham-soc-sau-rieng-con-sau-duc-than

Bệnh cháy lá

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây sầu riêng những năm đầu, thường xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh làm cho lá sầu riêng khô héo, không quang hợp được. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây tử vong.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng baby và phòng bệnh như sau:

  • Phòng bệnh: Bón phân đầy đủ giúp cây tăng sức đề kháng. Thường xuyên bổ sung nấm đối kháng Trichoderma.
  • Trị bệnh: Dùng thuốc gốc đồng (Cu2+) để trị bệnh theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh đốm lá

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestrippv.cv gây ra trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi cây bị nhiễm bệnh, trên lá non xuất hiện những đốm vàng sáng ở cả hai mặt lá. Bệnh lây lan nhanh, khó kiểm soát làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng non và phòng bệnh đốm lá như sau:

  • Phòng bệnh: Giữ cho vườn sầu riêng thông thoáng, tránh để cây con bị ẩm ướt, úng nước vào mùa mưa.
  • Điều trị: Dùng thuốc chứa hoạt chất là gốc Đồng (Cu2+) để sát trùng, diệt vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh đốm lá gây hại trên cây sầu riêng

Bệnh thối rễ

Do nấm Phytophthora palmivora có sẵn trong đất gây ra, nấm tấn công vào bộ rễ của cây giống sầu riêng làm thối rễ, không hút được chất dinh dưỡng. Bệnh thường biểu hiện từ gốc nên khó phát hiện nên cần có biện pháp phòng bệnh và chăm sóc sầu riêng non ngay từ đầu.

Phòng trừ bệnh:

  • Cày ải thật khô đất trước khi trồng, bón vôi hàng năm để diệt mầm bệnh.
  • Thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý, tránh để vườn sầu riêng bị ngập úng vào mùa mưa.
  • Bổ sung thuốc đối kháng Trichoderma thường xuyên để nấm bệnh ức chế hiệu quả.
  • Tăng hàm lượng mùn và vi sinh vật có ích trong đất bằng cách bón phân trùn quế, phân chuồng hoai mục đã qua xử lý, giúp kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh, kháng nấm bệnh tốt.

Bệnh thán thư

Do nấm Colletotrichum gloeosporioidess gây ra, bệnh xuất hiện chủ yếu vào những ngày mưa ẩm độ cao. Triệu chứng của bệnh là lá sầu riêng non bị đốm nâu, lan rộng từ mép lá vào bên trong làm héo và rụng lá, trường hợp nặng có thể làm chết cây.

Với bệnh này, bà con có thể áp dụng kỹ thuật chăm sóc sầu riêng non và xử lý bằng thuốc có chứa nano đồng để khử trùng, diệt nấm. Tăng cường bón thêm phân hữu cơ kết hợp với Trichoderma để ức chế nấm bệnh, giúp cây trồng tăng sức đề kháng, phòng trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu giải pháp tưới tốt nhất cho cây sầu riếng

Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp tưới tiêu tốt nhất cho vườn cây sầu riêng của mình, hãy đến với Nhà Bè Agri. Tại đây, đội ngũ tư vấn viên sẽ nhiệt tình đưa ra các giải pháp về hệ thống tưới phù hợp nhất đồng thời tối ưu chi phí cho vườn sầu riêng của bạn.

tưới phun mưa cục bộ hiệu quả bằng s2000

Các thiết bị tưới do Nhà Bè Agri cung cấp từ béc tưới sầu riêng, súng tưới, óng PE,… đều là thương hiệu của Mỹ, nhập khẩu từ Israel, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.

Thông tin liên hệ:

  • Đ/c: Số 20 Khu Biệt Thự Ngân Long, Đường Nguyễn Hữu Thọ, X. Phước Kiển, H.
  • Nhà Bè, TP. HCM
  • Phone: 19002187
  • Email: nhabeagri@gmail.com
  • Website: https://nhabeagri.com/

Trên đây là bài viết chia sẻ cách chăm sóc sầu riêng mới trồng lớn nhanh, khỏe mạnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những kinh nghiệm làm vườn bổ ích nhất.